Quần thể Di tích văn hóa Óc Eo ở Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (tỉnh An Giang) Khu di tích Gò Tháp (tỉnh Đồng Tháp) và Khu di tích Nền Chùa (tỉnh Kiên Giang), hiện được các cơ quan chức năng xây dựng hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, khai quật và bảo tồn, Quần thể Di tích văn hóa Óc Eo vào năm 1944 từ những phát hiện của người dân địa phương, nhà khảo cứu Louis Malleret của trường Viễn Đông Bác Cổ đã tiến hành khai quật, phát hiện ra di tích của một nền văn hóa bản địa và đặt tên là văn hóa Óc Eo, địa danh của nơi lần đầu tiên phát lộ di tích ở chân núi Ba Thê thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tiến hành nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu, khảo sát và khai quật khảo cổ các di tích, di chỉ văn hóa Óc Eo. Theo đó, đã có hàng trăm công trình khoa học ở trong và ngoài nước về văn hóa Óc Eo được công bố; nhiều hội thảo chuyên sâu được tổ chức vào các 1984, 2004, 2009; hàng trăm lượt các nhà khoa học khảo cổ các nước trên thế giới (Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Úc, Thái Lan…) đã đến tham quan, nghiên cứu và có những công bố về di tích văn hóa Óc Eo