48 giờ ở Hòa Bình

Chủ nhật, 10/03/2024, 13:45 (GMT+7)

Chia sẻ

Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình.

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau.

Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình.

Hòa Bình có thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và văn hóa dân tộc. Hòa Bình cũng có nhiều khu nghỉ dưỡng, phù hợp với xu hướng nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao. Hành trình 48 giờ do anh Hồng Thắng, làm việc tại một công ty du lịch, tư vấn cùng trải nghiệm của phóng viên VnExpress tại huyện Kim Bôi và vùng lân cận.

Ngày 1

Buổi sáng và trưa

Ăn sáng tại Hà Nội, di chuyển theo Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng - Hòa Lạc), tiếp tục đi qua Xuân Mai và tới xã Cuối Hạ thuộc huyện Kim Bôi, trekking núi Đại Bàng.

  
Quang cảnh Kim Bôi nhìn từ đỉnh Đại Bàng. Ảnh: Linh Hương


Núi Đại Bàng cách Hà Nội khoảng 75 km, nơi chưa quá phổ biến trên bản đồ du lịch Việt Nam nhưng được nhiều người trải nghiệm. Tên gọi là núi Đại Bàng do người dân sống tại đây thường nhìn thấy đại bàng khi đứng trên đỉnh.

"Đoạn đường trekking khoảng 8 km, không khó leo vì dốc thoai thoải, đỉnh cao nhất khoảng 800 m so với mực nước biển, trên đường có nhiều cảnh đẹp để vừa leo vừa vãn cảnh", anh Thắng cho hay.

Lên đến đỉnh vào gần trưa, du khách có thể ngắm vùng đất Kim Bôi với những dãy núi xen kẽ nhau, xếp chồng lớp, tạo thành một khung cảnh đẹp. Sau khi chụp ảnh check in và nghỉ ngơi, du khách sẽ đi xuống và dùng bữa tại một khu đất trống cách đỉnh khoảng 15 phút di chuyển. Tùy nhu cầu, du khách có thể tự mang theo đồ ăn uống, đặt dịch vụ của người địa phương dưới chân núi hoặc các tour trọn gói.

  
Bữa trưa với thịt lợn và gà nướng. Ảnh: Linh Hương


Buổi chiều tối

Xuống núi, du khách di chuyển tới khu nghỉ dưỡng cách chân núi Đại Bàng khoảng 5 km để tắm khoáng nóng và nghỉ lại qua đêm. Ngoài ra, trong bán kính 10 km từ núi, cũng có một số resort dịch vụ tốt, có các hoạt động trải nghiệm nội khu.

Bữa tối, hãy thử một số món ăn đặc trưng của vùng Hòa Bình như cơm lam, gà nướng, thịt lợn mán, cá nướng, xôi nếp nương, rau rừng tại các nhà hàng xung quanh hoặc bên trong resort. Một số địa chỉ tham khảo: Hoa Quả Sơn, Hùng Vân, Ẩm thực Việt, Sơn Hạnh quán.

Ngày 2

Buổi sáng và trưa

Thư giãn tại khu nghỉ dưỡng sau một ngày vận động nhiều và ăn sáng muộn. Khu vực này không khí trong lành, du khách có thể "sống chậm" với các hoạt động như massage xông hơi, đọc sách, nghe nhạc, dạo bộ.

Khoảng 10h, rời khu nghỉ, ghé Cửu Thác Tú Sơn, cách khu nghỉ dưỡng khoảng 30 km theo đường ĐT128 và cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20 km.

  
Một thác tại Cửu Thác Tú Sơn. Ảnh: S-Travel

Nơi đây được gọi là "danh thắng đệ nhất" xứ Mường. Được bao bọc bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng, Cửu Thác Tú Sơn là chuỗi 9 thác và hệ sinh thái đa dạng, nước trong xanh, khí hậu mát mẻ.

"Nếu đến đây vào mùa hè, du khách có thể bơi lội thoải mái", anh Thắng cho hay.

Trên đường từ Hòa Bình về Hà Nội, một trong những món ăn không thể bỏ qua chính là lẩu riêu cua. Nhà hàng nằm quanh khu vực Km số 1 đường Hồ Chí Minh, gần đến điểm giao đường từ Xuân Mai với đại lộ Thăng Long.

Một bữa lẩu riêu ở Hòa Lạc. Ảnh: Lẩu cua đồng

Ngoài ra, một số quán ăn có món này: Không Tên, Phú Bình, Thanh Vũ, Nguyễn Gia, Lã Vọng, trong đó Không Tên phổ biến nhất. "Đây là một quán ăn luôn đông khách nhưng phục vụ nhanh và đồ ăn chất lượng".

Các món du khách có thể lựa chọn gồm lẩu riêu, gà nướng, gà hấp, gà chiên mắm, các loại xôi như xôi sắn, xôi trắng mỡ hành.

36pho.com

Bình luận của bạn

Tin khác