Di tích Hậu Lâu

Thứ 2, 28/11/2022, 23:17 (GMT+7)

Chia sẻ

Hậu lâu (hay còn gọi là lầu công chúa) nằm trên đường Hoàng Diệu là một trong những di tích lịch sử còn lại của Thủ đô Hà Nội.
 hl-1.jpg

Thành cổ Hà Nội là trung tâm chính trị của nước Đại Việt từ năm 1010. Vào năm 1029, vòng thành trong cùng được xây dựng. Kinh đô Thăng Long được mang tên "Long thành" vào thời Lý, "Phượng thành" hoặc "Long Phượng thành" ở thời Trần còn vào thời Lê gọi là "Cấm thành".

Toà thành Hà Nội thời Nguyễn xây theo kiểu vô-băng, các di tích còn lại trong "Thành cổ Hà Nội" là Cột Cờ, thẳng theo đường chính đạo vào tới điện Kính Thiên, rồi Đoan Môn, chếch sang phía tây có lầu Tĩnh Bắc và Bắc Môn ở chính Bắc Thành. Các kiến trúc này đã tạo thành một tổng thể liên kết, bổ sung cho nhau.

Từ khi tiếp quản Thủ đô (1954), Hậu lâu nằm trong khu vực quản lý của Bộ Quốc Phòng và cũng tiếp tục cải tạo đôi chỗ. Kiến trúc hiện tại của Hậu lâu mang đậm nét kiến trúc của thế kỷ XIX.

Tháng 10 năm1988, di tích Hậu Lâu đã được các nhà khảo cổ học khai quật tìm những chứng tích góp phần xác định vị trí của Hoàng Thành Thăng Long thời Lý-Trần.

Qua khai quật khảo cổ học, bước đầu đã tìm thấy một hàng phiến đá, trong đó có một chân cột lớn trang trí 16 cánh sen nổi, mang phong cách nghệ thuật Lý-Trần.

Bên cạnh đó là hàng nghìn di vật, trong đó có gạch ghi "Giang Tây Quân"- loại gạch tìm thấy ở Hoa Lư và một vài phế tích khác có niên đại cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI. Những kiến trúc là những mảnh đất nung của diềm mái, trang trí rồng uốn khúc trong lá đề, hoa sen, những gạch men thời Lý,Trần, những đồ gốm có đúc chữ "Quan"mà các nhà khảo cổ học Việt Nam tìm thấy ở Lam Kinh (trong tầng văn hoá thời Lê sơ- đầu thế kỷ XV). Kết quả khai quật Hậu Lâu và khu vực phụ cận sẽ được tiếp tục có thể góp phần khẳng định giả thuyết: Hoàng Thành Thăng Long thời Lý-Trần chính là khu vực Thành Hà Nội, mà nền điện Kính Thiên là trung tâm.

Quang Minh-Nguồn

Bình luận của bạn

Tin khác

Tháp Bánh Ít - Kiến trúc Chăm độc đáo với nét đẹp nghìn tuổi

Bình Định: Tháp Bánh Ít là một trong số ít quần thể kiến trúc, văn hóa Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Ngọn tháp mang trong mình những dấu ấn lịch sử của Vương quốc Chăm pa cổ đại kết hợp với nét đẹp văn hóa của người dân Chăm pa trên mảnh đất Bình Định. Đây là điểm đến hứa hẹn thu hút rất nhiều du khách trong nước cũng như quốc tế. Hãy tìm hiểu một số đặc điểm về Tháp Bánh Ít để có thêm lựa chọn đi du lịch nhé.