Ký họa chợ Bình Tây

Thứ 6, 19/04/2024, 16:36 (GMT+7)

Chia sẻ

Với gần 2.400 sạp hàng, chợ là trung tâm bán sỉ hàng hóa đủ loại, mỗi năm có trên 120.000 lượt khách nước ngoài đến tham quan, mua sắm.

Gần 100 năm tuổi, chợ Bình Tây (còn có tên chợ Lớn mới, nằm trên đường Tháp Mười, Q.6) là một trong những chợ cổ, đẹp nhất TP.HCM.

 

Ký họa của KTS Phan Đình Trung


Cuối thế kỷ 19, chợ Lớn (cũ) nằm trên rạch Chợ Lớn (khu vực Bưu điện Q.5 ngày nay). Do buôn bán ngày càng phát triển, ông Quách Đàm (1863 - 1927; người Triều Châu, Trung Quốc) bỏ tiền mua 2,5 ha đất ở thôn Bình Tây, xây ngôi chợ mới (gọi là chợ Lớn mới) tặng chính quyền.

Chợ khánh thành khoảng năm 1928, có sự tham dự của Thống đốc Nam kỳ Blanchard de Brosse. Lúc này ông Quách Đàm đã mất, tượng ông được dựng giữa chợ khoảng năm 1930 (*).

Ngôi chợ có kết cấu bê tông cốt thép, dùng kỹ thuật xây dựng hiện đại, kiến trúc kiểu Trung Hoa. Tường sơn vàng, mái lợp ngói âm dương, bông gió được tạo hình tinh tế. Tháp chính nổi cao, mặt trước là phù điêu "lưỡng long chầu châu" khảm sành tinh xảo. Cổng chính chợ đối diện Bến xe Chợ Lớn, thuận tiện giao thương.

Năm 1992, chợ được sửa chữa, trùng tu và năm 2006 mở rộng thêm 2 dãy (phía đường Lê Tấn Kế và Trần Bình). Năm 2015, chợ được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

(*): Tượng bằng đồng, đúc tại Pháp, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Ở chợ, tiểu thương quyên góp dựng bức tượng bán thân khác, hằng ngày thắp hương tưởng nhớ người có công lập chợ và cầu mong bán buôn thuận lợi.

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Ký họa của Bờm sketcher

Đài bát giác thờ ông Quách Đàm trong khuôn viên chợ - ký họa của KTS Linh Hoàng

Trong nhà lồng chợ - ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ

Khuôn viên chợ Bình Tây - ký họa của SV ĐH Nguyễn Tất Thành, Ngô Quốc Thuận

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Ký họa của KTS Nguyễn Đăng Tuấn

Phố Mỹ Thuật

Bình luận của bạn

Tin khác