Không ít người trẻ dành trọn tình yêu cho những thứ xưa cũ như mong tìm thấy các giá trị văn hóa của năm tháng đó. Nhịp sống hiện đại vẫn có sưu tầm gốm xưa chính là một trong những lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu chuộng sự hoài niệm.
Những mẫu bình cũ
"Thích sự hoài niệm, tôi trót đem lòng yêu gốm…"
Nét đẹp bình dị của quê hương vươn lên từ dáng hình của gốm đã làm say lòng bao thế hệ. Chơi gốm cổ là thú vui tao nhã, không ồn ào, phô trương. Chơi gốm cổ còn được hiểu là mạch nước ngầm của dòng chảy văn hóa, mà ở đây, người chơi giữ vai trò kết nối sợi dây vô hình giữa quá khứ và hiện tại.
Qua khảo sát, chúng tôi bắt gặp có rất nhiều người trẻ yêu mến những nét đẹp bình dị của các loại gốm sứ cổ. Họ tìm kiếm và sưu tầm những loại đồ gốm có tuổi đời cả trăm năm để thỏa niềm đam mê.
Không gian trưng bày gốm Biên Hòa xưa (một loại gốm cổ được phục dựng nguyên bản)
"Tình yêu với bộ môn này của tôi bắt nguồn từ ông nội. Ông có hẳn một bộ sưu tập gốm cổ với hơn 30 món có tuổi đời qua các giai đoạn lịch sử khác nhau từ hơn trăm năm trước. Sau này ông mất, mỗi lần nhớ ông, tôi đều lấy kỷ vật ấy ra ngắm nghía và bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về những dòng gốm cổ" - Ngọc Tú (Q.Bình Thạnh) chia sẻ về lý do bén duyên với thú vui gốm cổ.
Một số dòng gốm xưa được ưa chuộng là các loại có thể đặt lên bàn thờ trang trí như: tứ linh động vật "Long, Ly, Quy, Phụng"; trên bàn án thì thuộc tứ linh thực vật "Đa, Sung, Si, Sanh" hay "Tùng, Cúc, Trúc, Mai"…
Nói về giá trị của sở thích này mang lại, anh Minh Thành (Đồng Nai) bộc bạch: "Dành nhiều thời gian chơi gốm cổ tôi thấy mình trưởng thành hơn, thấm thía sâu sắc những nét đẹp mà thế hệ trước để lại".
Chia sẻ về cái khó của chơi gốm cổ, chú Mạnh (Quận 5) cho hay: "Cái khó nhất đó là làm sao để biết được hiện vật đó là đồ thật? Việc này cần nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Thứ 2 là bảo quản hiện vật, trải qua cả mấy mươi năm, thậm chí hàng trăm năm thì đồ gốm sứ rất dễ vỡ nên việc có kiến thức bảo quản chúng là rất cần thiết".
Xu hướng "gốm xưa kiểu cổ" hút lòng người chơi
Việc chơi gốm cổ đã không còn quá xa lạ, nhưng để sở hữu một món gốm cổ không phải ai có đam mê cũng đủ điều kiện kinh tế theo đuổi. Vì vậy, hiện nay nhiều bạn trẻ với kinh phí eo hẹp trót lòng yêu bộ môn này đã chọn phương án tiện lợi hơn là chơi "gốm xưa kiểu cổ".
"Vinh quy bái tổ" được nhiều bạn trẻ chọn cho bộ sưu tập "gốm xưa kiểu cổ"
Với tâm huyết muốn làm sống lại dòng gốm cổ Biên Hòa - một dòng gốm của vùng đất Nam bộ xưa đã gần như biến mất khỏi thị trường trong suốt những năm qua. Anh Mai Thanh Xin - G.Đ Công ty Gốm Biên Hòa chia sẻ: "Gốm Biên Hòa là dòng gốm cổ có tuổi đời hơn 100 năm với lối khắc chìm đặc trưng và màu men độc lạ từ thiên nhiên không loại gốm nào có. Gần đây, giới chơi đồ cổ đã bắt đầu tìm hiểu và yêu chuộng dòng gốm này. Gốm Biên Hòa hiện nay là dòng gốm được phục dựng theo các nguyên tắc và qui cách cổ chứ không phải là gốm cổ nhưng vẫn được giới mộ điệu ưu ái săn lùng đó là do giá trị đặc biệt mà dòng gốm này sở hữu".
Gốm Biên Hòa được phục dựng cầu kỳ với hàng trăm tầng lớp ý nghĩa: "Chợ quê, đám cưới chuột, bách hoa,…"
Theo anh Nguyễn Văn Cường - họa sĩ Công ty Gốm Biên Hòa: "Gốm đạt chất lượng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc: Nhất dáng, nhì xương, tam men, tứ trí. Tiếp theo "Nhất dáng" thì phương pháp khắc chìm và ứng dụng loại men "độc quyền" vào gốm đã tạo được sự độc đáo, hấp dẫn kỳ lạ và khác biệt cho dòng gốm Biên Hòa".
Khắc chìm và màu men đẹp lạ từ thiên nhiên là điểm đặc biệt được chú ý từ giới trẻ
Cũng theo anh, giới chơi đồ cổ ưa chuộng gốm Biên Hòa chính là dòng gốm này không chỉ là sản phẩm trang trí đơn thuần mà nó còn mang cả diễn trình của lịch sử, những thăng trầm của vùng đất Nam bộ xưa về với hiện tại, là dấu ấn giá trị vàng son cần được lưu truyền. Hơn hết, mỗi sản phẩm của dòng gốm này đều mang đậm nét văn hóa của người Nam bộ chất phát và chân thành.
Gốm thủ Công mỹ nghệ Biên Hòa là kết tinh của sự giao thoa giữa ba dòng gốm Việt - Hoa - Chăm. Công Ty Gốm Biên Hòa là nơi phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa của dòng Biên Hòa xưa.
Địa chỉ: Hẻm 101 Đặng Văn Trơn, Hiệp Hòa, Biên Hòa |
Bình luận của bạn