Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông còn có một số bút danh như Tô Tử, Ái Mỹ, TNV. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội.
Năm 1935, Tô Ngọc Vân được bổ nhiệm đi dậy vẽ tại Phnoom Pênh ( Căm-Pu-Chia). Trong ảnh là bức “Angkor”, mầu dầu, vẽ năm 1935
Chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tô Ngọc Vân hy sinh ngày 17. 6. 1954, gần đèo Lũng Lô, vì bom Pháp. “Đèo Lũng Lô” (hình) là bức tranh cuối cùng của ông, vừa mới hoàn thành, tả cảnh chiến sĩ và dân công hỏa tuyến trở về sau ngày chiến thắng Điện Biên. Ông được một người Tày chôn bên bờ suối. Về sau, mộ ông đã được cải táng về nghĩa trang Mai Dịch.
Tô Ngọc Vân – Đốt cuốc đi học. 1954, thuốc nước. Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
Hai thiếu nữ và em bé, sơn dầu, 101 x 78,4 cm, 1944. Tác phẩm được xếp hạng bảo vật quốc gia số 65
Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thức tỉnh và lay động tâm hồn người nghệ sĩ. Tô Ngọc Vân đoạn tuyệt với đề tài cũ, bắt đầu một giai đoạn mới trong sự nghiệp sáng tác của mình, mở đầu là bức tranh thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946)
Nhân dịp sắp ra mắt sách “Tô Ngọc Vân – Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906–1954”, Nhà xuất bản Tri thức và trung tâm Văn hóa Pháp có tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tô Ngọc Vân – Ký họa kháng chiến” vào hồi 14h – 16h, thứ Sáu, ngày 06. 12. 2013 tại Hội trường L’espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội. (Hình này có lẽ Soi đã lấy sai, từ link của NXB Tri Thức. Các bạn đọc phần cmt sẽ rõ).
Ký họa trước 1945 của Tô Ngọc Vân
TÔ NGỌC VÂN (1906 – 1954), quê ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ, Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà nghèo, quá tuổi mới được đến trường học chữ và rất yêu thích vẽ. Trong hình: họa sĩ Tô Ngọc Vân qua nét vẽ Lê Lam.
Đang học trung học năm thứ 3, Tô Ngọc Vân bỏ học để đi theo con đường nghệ thuật. Năm 1926, ông trúng tuyển vào Trường Mĩ thuật Đông Dương. Những năm học ở đây, Tô Ngọc Vân hăng say tiếp nhận những kiến thức về nghệ thuật tạo hình mới của châu Âu, đặc biệt là lối sử dụng chất liệu sơn dầu. Năm 1931, Tô Ngọc Vân tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương. Năm 1932, tác phẩm “Bức thư” (tranh lụa) của ông được tặng bằng danh dự của Hội các hoạ sĩ Pháp và được thưởng huy chương vàng ở Triển lãm thuộc địa tại Paris. Trong hình, những sinh viên đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương.
Gia đình họa sĩ Tô Ngọc Vân, chụp tại Việt Bắc những năm đầu 1950s. Họa sĩ được giao phụ trách trường mỹ thuật trong chiến khu.
Tô Ngọc Vân là họa sĩ rất thành công với chất liệu sơn dầu. Tranh của ông không đơn thuần là sao chép vẻ đẹp thiên nhiên, mà qua đó ông đã gửi gắm nỗi lòng của người nghệ sĩ. Thời kì đầu, chủ yếu ông hay vẽ mô tả vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ thị thành; những bức tranh nổi tiếng thời đó là: “Thiếu nữ bên hoa huệ” (hình – 1943), “Hai thiếu nữ và em bé” (1944), “Thiếu nữ với hoa sen” (1944)…
Thiếu nữ bên hoa sen (1944)
Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân Đại hôi nông dân xã Ninh Dân, ngày 20-9-1953, chuẩn bị cho cải cách ruộng đất. Bút sắt và mầu nước trên giấy
Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân Nhà địa chủ Đỗ Văn Hiện, ngày 26-9-1953. Ký họa bút sắt trên giấy
Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ký họa bút sắt trên giấy. Đây là nhân vật địa chủ ở Ninh Dân
“Vệ quốc quân”, 1945
Bình luận của bạn