Với số lượng “cả nước có 5.411 làng nghề... trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống (115 nghề truyền thống) thu hút gần 11 triệu lao động...bao gồm 12 nhóm nghề gốm sứ, mây tre đan, gỗ, đồng, dệt thổ cẩm...Riêng hàng thủ công mỹ nghệ đã có 2000 doanh nghiệp và cơ sở tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch tới 2 tỷ USD....
1. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam một tổ chức xã hội - nghề nghiệp đặc biệt
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi chính phủ phi lợi nhuận của những người và các làng nghề, phố nghề truyền thống, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa có tâm huyết giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, phố nghề ở Việt Nam - Vietnam Association of Craft Villages, VICRAFTS. (Từ điển BKTT Wiki). Là Hiệp hội thành viên của MTTQ Việt Nam.
Mục đích của Hiệp hội là tập hợp, đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế, văn hoá, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hoá, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo để cùng với các cơ quan Nhà nước thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề, góp sức bảo tồn, phát triển làng nghề Việt Nam; Thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị văn hóa của các mặt hàng của làng nghề; hỗ trợ nhau trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Qua 04 kỳ Đại hội, Hiệp hội đã có đội ngũ lãnh đạo gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, kinh tế, nhà văn hóa - xã hội từng công tác tại các cơ quan Nhà nước, nay về tham gia hoạt động tại Hiệp hội, đã chỉ đạo, tư vấn sát sao, góp phần tạo nên sức sống mới của làng nghề Việt Nam. Tổ chức Hiệp hội có Hội đồng Tư vấn; Hội đồng Liên lạc các Câu lạc bộ Nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 01 Viện Nghiên cứu; Tạp chí Làng nghề Việt Nam in và điện tử, có ấn phẩm OCOP in và điện tử; 7 Văn phòng Đại diện; 15 Trung tâm, 10 ban chuyên môn, 03 câu lạc bộ; Trên 13.000 hội viên ở 61/64 tỉnh, thành phố (nhiều hội viên là tổ chức Tỉnh hội, Thành hội và hội viên tập thể); Góp phần xây dựng các làng nghề tiêu biểu ở các vùng miền. (Luu Duy Dần Chủ tịch HH LN Việt Nam – Tổng kết 15 năm hoạt động. TC Làng nghề VN Thứ hai, 16-11-2020)
2. Hợp tác phát triển sản phẩm làng nghề - quá trình hiện thực hoá chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội
Nội dung “hợp tác phát triển” là một liên từ có nội hàm rất rộng. Cụm liên từ “hợp tác phát triển” được thể hiện ở nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao … “hợp tác phát triển sản phẩm làng nghề” bản chất là một quá trình hiện thực hoá chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội làng nghề VN – Hiệp hội là một đầu mối tạo sự liên kết, kết nối các mối quan hệ nhiều chiều trong sản xuất kinh doanh, bảo tồn, phát triển nghề.
Kết nối với địa phương: Hiệp hội đã thực sự là hạt nhân tạo sự kêt nối, hợp tác giữa doanh nghiệp với chính quyền một số địa phương xây dựng tổ chức, phát triển bảo tồn làng nghề tại mọi vùng miền của đất nước; Tổ chức các chương trình sự kiện tham quan, giao lưu, kết nối giữa các làng nghề, nghệ nhân với các đối tác (các nhà khoa học, nhà quản lý, người tiêu dùng …). Gần đây chương trình hoạt động khẳng định mục tiêu “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế” và tổ chức “Ngày Di sản Văn hóa nghề, làng nghề truyền thống hội nhập quốc tế” nhân “Ngày Di sản Văn khóa Việt Nam, từ 19/11/2020 đến 23/11/2020 tại Hà Nội.
Những sự kiện minh hoạ từ quá trình kết nối: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) làng nghề Bánh đậu xanh ở Hải Dương thoát hình sự hoá. Tạo ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ lò cao tần trên 1000 độ giữa Làng gốm Bát Tràng với Làng rèn Đa Sĩ – Tạo kết nối giao lưu giữa các làng nghề với thị trường hàng thủ công mỹ nghệ nước ngoài cần chỉ dẫn địa lý và sở hữu trí tuệ qua các hội thảo trong ngoài nước. Giúp DN có kiến thức về Chiến lược Tiếp cận thông tin và Maketing khác nhau thế nào. Giới thiệu tấm gương tiêu biểu của DN thành viên hiệp hội và tham gia các Hội ngành các cấp. Góp phần nâng cao nhận thức về Chiến lược sản xuất kinh doanh hiện đại và thị trường bằng bí quyết 5 – 7 chữ M trong sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện các nghệ nhân phát huy vai trò bảo tồn làng nghề sống khoẻ và có tác động tích cực vào quá trình phát triển. Tư vấn kết nối Du lịch làng nghề với công thức 1-3-5. Đó là 1 hạ tầng tốt- 3 vùng lõi- dịch vụ - văn hoá lịch sử, tâm linh…; 5 yêu cầu: Sơ đồ chỉ dẫn Du lịch, Hướng dẫn viên, Lịch trình thời gian, các Dịch vụ Y tế an toàn, có camera điều hành. (NVK – trích tham luận tại các Hội thảo chuyên đề do Hiệp hội LNVN tổ chức trong nhiệm kỳ IV).
Hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã từng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển Làng nghề với 7 mảng công tác như sau:
Thứ nhất: Đại diện hợp pháp bảo vệ quyền lợi cho hội viên. Đủ tư cách pháp nhân trong HTCT.
Thứ hai: Tạo môi trường liên kết, hợp tác giữa các hội viên trong sản xuất kinh doanh; Xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước.
Thứ ba: Tổ chức thông tin tuyên truyền quảng bá doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, triển lãm, xuất bản ấn phẩm thông tin, nâng cao thương hiệu.
Thứ tư: Làm đầu mối giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các hội viên, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do tranh chấp gây ra, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh đúng pháp luật.
Thứ năm: Tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn các doanh nghiệp về quản lý, pháp luật, nghiệp vụ kinh doanh...
Thứ sáu: Quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước, tuyên truyền giáo dục hội viên, tổ chức tư vấn giám sát và phản biện xã hội …
Thứ bảy: Mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia các hiệp hội quốc tế có liên quan để tranh thủ và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kiếm đối tác, thị trường, khách hàng. ( Nguyễn Vi Khải - Báo cáo chuyên đề theo đơn đặt hàng của Viện Nghiên cứu lập pháp (UBTVQH) phục vụ đề tài “cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng Luật làng nghề…” Đã trình bày tại VPQH – Tạp chí Làng nghề Việt Nam ngày Thứ tư, 15-12-2021).
Qua những hoạt động sôi nổi, sâu rộng, uy tín, sức lan tỏa của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được nâng cao; Các cơ quan quản lý Nhà nước tôn trọng và ghi nhận; Nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá cao; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghệ nhân, thợ giỏi, thợ thủ công làng nghề tín nhiệm, tin cậy, coi là mái nhà chung của cộng đồng làng nghề cả nước.
Trong 3 thập niên gần đây làng nghề Việt Nam đã khởi sắc. Với số lượng “cả nước có 5.411 làng nghề... trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống (115 nghề truyền thống) thu hút gần 11 triệu lao động...bao gồm 12 nhóm nghề gốm sứ, mây tre đan, gỗ, đồng, dệt thổ cẩm...Riêng hàng thủ công mỹ nghệ đã có 2000 doanh nghiệp và cơ sở tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch tới 2 tỷ USD. Thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng tới 40%, tiếp theo là Đức và Nhật Bản” “cộng sinh tất yếu” sự phát triển làng nghề là điều kiện, là tiền đề cho sự ra đời của Hiệp hội và ngược lại- sự ra đời của Hiệp hội là tác nhân thúc đẩy làng nghề phát triển. Hiệp hội gắn với Làng nghề như là một cặp đôi tương thích xã hội có tính quy luật. Giá trị cốt lõi của Hiệp hội trong mấy nhiệm kỳ qua không chỉ thúc đẩy nâng tầm quan trọng vị thế của làng nghề mà điều đáng ghi nhận là đằng sau những thành tích giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động thì là các giá trị vật thể và phi vật thể thực sự chính là những di sản văn hoá tầm quốc gia không thể cân đong đo đếm bằng tiền bạc. (Tạp chí Làng nghề Việt Nam Thứ tư, 15-12-2021).
Đánh giá của Đảng và nhà nước: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có Quyết định số 1269/QĐ-CTN ngày 28/7/2020 về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhiều thành viên nhận được bằng khen và danh hiệu cao quý. Tất nhiên hoạt động của Hiệp hội còn hạn chế và yếu kém do thực lực còn mỏng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Sự quan tâm của các cấp còn hạn chế.
- Sơ đồ hoá vai trò hạt nhân kết nối hợp tác phát triển
3. Các hình thức liên kết hợp tác phổ biến …
Các hình thức hợp tác liên kết rất phong phú, xet về lượng có liên kết 2 bên, 3 bên. Xét nội dung có thể là liên kết về Vốn về kỹ thuật, về tạo mẫu thiết kế, về đào tạo nhân lực về quảng bá, tiêu thụ sản phẩm…
Hình thức liên kết phổ biến là qua hoạt động du lịch. Liên kết với ngành du lịch thông qua nhà nước các cấp để hình thành “Cung đường khám phá” theo cách diến đạt của làng nghề Nhật Bản du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhân văn, lễ hội - tín ngưỡng, tâm linh. Tại Việt Nam chúng ta cũng từng khăng định: “Mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có lịch sử lâu dài, xuất xứ gắn kết mật thiết với đời sống xã hội. Mỗi người thợ thủ công nên có đầy đủ kiến thức về những điều đó. Du khách sẽ dễ dàng tìm hiểu nếu ở mỗi khu vực có những phòng trưng bày hoặc những bảo tàng nhỏ ở làng xã, giới thiệu về sản phẩm và quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng”. (TS Tôn Gia Hóa - Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề VN).
Hợp tác phát triển sản phẩm gắn với các loại hình du lịch như là một xu hướng gần đây khá mạnh mẽ. Bản thân ngành du lịch cũng rất đa dạng các loại hình như du lịch lịch sử văn hoá, du lịch văn hoá ẩm thực, du lịch cảnh quan nghỉ dưỡng, đặc biệt du lịch văn hoá tâm linh đang là một nhu cầu cao của dân. Không phải ngẫu nhiên ĐCS ghi nhận điều này trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc: ““Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”. (Đảng Cộng sản Việt Nam: VKĐH XIII. t2 Tr.141.). Liên kết với các cơ quan truyền thông – đây là điều mà làng nghề còn bất cập. Thực tế cho thấy thời đại 3.0 - 4.0 ... truyền thông – internet, tự động hóa...không chỉ là quảng bá, giao lưu, thương mại điện tử,... mà đây là cơ hội cho phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tìm nguốn năng lượng, nguyên liệu mới, phương thức quản trị hiện đại, hiệu quả...tạo giá trị di sản văn hóa sâu sắc hơn.
Kinh nghiệm của bảo tồn giá trị di sản văn hóa của Nhật Bản cho thấy cần có Chiến lược lâu dài “Cần biết phát huy những kỹ thuật điêu luyện này bằng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0” với những tri thức như “4 yếu tố để xây dựng “Bảo tàng sinh thái” (ECOMUSEUM) = “Phạm vi liên đới”, “Vùng lõi”, “Vệ tinh”, “Cung đường khám phá” - Phát triển mô hình sản phẩm du lịch gắn liền với địa phương (DMO) theo phương châm “ Bứt phá tới cách mạng công nghiệp 4.0” và phải coi Nghệ nhân làng nghề là nền móng, là linh hồn của văn hóa quốc gia!. (Fumio KATO Giám đốc dự án “Phát Triển.... sản phẩm và du lịch “ JICA – Hội thảo quốc tế tại Hà Nội 18-10-2018).
4. Tiềm năng Du lịch văn hóa
Sơ bộ tính toán cho thấy: Tổng thu từ khách du lịch có sự tăng trưởng cao, bình quân 17,6%/năm, năm 2019 đạt 103.812 tỷ đồng, đóng góp 12,54% vào GRDP của thành phố (đóng góp trực tiếp là 5,16% và đóng góp gián tiếp là 7,38%). Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các tỉnh phía Bắc và cả nước. Hà Nội luôn trong danh sách bình chọn của Tổ chức du lịch thế giới cho các điểm đến hàng đầu của Châu Á và Thế giới. (Tin tức 18/09/2021).
- Đánh giá tiềm năng du lịch các tỉnh phía bắc - Vùng Bắc bộ gồm 29 tỉnh thành và thành phố trực thuộc trung ương từ tỉnh Hà Giang đến tỉnh Hà Tĩnh, trong số đó, TP Hà Nội là trung tâm của vùng và cùng với thành phố Hải Phòng và Quảng ninh được xác định là Tam giác động lực tăng trưởng du lịch. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng này là du lịch văn hoá kết hợp du lịch thăm quan, nghiêm cứu với sản phẩm cụ thể về giao tiếp, phát triển kinh tế – xã hội, hội thảo, hội nghị, triễn lãm... Du khách được hướng dẫn thăm quan, tìm hiểu nền văn hoá lâu đời của từng điểm du lịch là di tích lịch sử, di sản văn hoá – nghệ thuật, lễ hội cùng sinh hoạt tâm linh đa dạng của các dân tộc, kể cả các làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ phong phú.
5. Đề xuất KIẾN NGHỊ
Trong phạm vi báo cáo này đề xuất việc có tầm chiến lược để có thể tạo hợp tác phát triển sản phẩm là nhận thức quán triệt tinh thần nội dung QĐ 801NĐ/CP - Phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”. Chương trình có nội dung ghi rõ: “Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới” với nội dung cụ thể:
Phục hồi, tôn tạo các di tích liên quan đến giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống (nhà thờ tổ nghề, không gian làm nghề, cảnh quan làng nghề...); khôi phục, tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, phát huy các giá trị văn hóa của nghề và làng nghề trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa;
Tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Đặc biêt trong khoảng một thập niên có 8 Dự án lớn có tính ưu tiên - Dự án số 5 ghi rõ: xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch cho các vùng sinh thái. Nơi thực hiện và phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các doanh nghiệp, hiệp hội. T.S Nguyễn Vi Khải
Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Bình luận của bạn