Kết nối – Tương tác vị dân sinh qua hai chương trình nghệ thuật công cộng ở quận Hoàn Kiếm Hà Nội

Thứ 5, 08/12/2022, 22:41 (GMT+7)

Chia sẻ

Một chiều mùa hè, nghệ sĩ Thế Sơn – người giám tuyển chương trình đã giới thiệu với Chủ tịch Hội KTS Việt Nam và một số anh chị em KTS hai  dự án nghệ thuật vì cộng đồng ở phố Phùng Hưng và đường mòn tự phát ven bờ sông Hồng. Phong cách giới thiệu hào sảng và những đường nét phóng khoáng ở cả hai dự án đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ của sự giao hòa của nghệ thuật và cuộc sống vị dân sinh. Những tác phẩm này làm sáng lên hình ảnh kiến trúc khu vực mà thường ngày trông có vẻ lam lũ và bị lãng quên. Nghệ thuật hoạ – khắc tương tác hữu hiệu cùng kiến trúc và gần gũi với cộng đồng. “Hẻm Phùng Hưng” đã vào lãng du! “Lối mòn ven sông Phúc Tân” thắp sáng nên miền nhớ.

TCKT xin trân trọng giới thiệu hai dự án nghệ thuật công cộng do quận Hoàn Kiếm và các anh em họa sĩ – điêu khắc – KTS cùng thực hiện với sự tham gia nhiệt tâm của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.

001-1.jpg

 Cấn Văn Ân – PHẢN CHIẾU SONG HÀNH: Hình ảnh con thuyền gác bến được gắn nổi hàng ngàn mảnh gương phản chiếu linh ảo hiện tại vào di tưởng quá khứ lấp lánh.

002-1.jpg
 George Burcher – VOI, SỐNG XANH: Giao kết tự nhiên giữa con người và vạn vật chính là lối sống xanh đang nguy cơ mai một
 003-1.jpg

Phạm Khắc Quang – XẨM TÀU ĐIỆN: hình ảnh mờ tỏ mà vọng đầy thanh âm của một Hà nội xưa yêu dấu, với vật liệu túi nhiều màu từ ni lon phế thải trám vào lỗ thủng thép cắt

004-1.jpg
 Lê Đăng Ninh – NHÀ NỔI TRÊN SÔNG: Gợi lại ký ức về một loại hình cư trú tự phát thỏa hiệp hài hòa với dòng sông của những người dân vùng miền xưa

005-1.jpg
 Vương Văn Thạo – LỊCH SỬ VỠ: 36 chiếc cổng thực hư của phố phường Kinh thành xưa đã và đang mất đi được kéo gắn lại nhờ keo vàng son

006-1.jpg
 Nguyễn Thế Sơn – GÁNH HÀNG RONG: Cuộc đối thoại của những bóng hình giới cần lao thời đầu thế kỷ 20 với chính bến nước sông Hồng nay và những con phố mỹ thuật khai sáng xưa

007-1.jpg
 Nguyễn Trần Ưu Đàm – NHỮNG THÁNH GIÓNG ĐƯƠNG ĐẠI: Một ẩn dụ sự phát triển kéo theo những mặt tiêu cực về môi trường trong xu hướng toàn cầu-trận chiến thánh gióng hiện đại vì cuộc sống xanh

008-1.jpg
 Trần Tuấn – CHIẾC KẸP TÓC: Sự xâm lấn mềm hoạt và quyết liệt của dòng trôi cuộc sống (trong đó có ngành địa ốc) có thể làm nhòa mất mọi giới hạn ràng buộc

009-1.jpg
 Nguyễn Đức Phương – PHÙ SA: Tái hiện nền móng một ngôi chùa thế kỷ 16 đã bị biến mất để lại sự hoài tiếc mà không còn cơ hội phục dựng. Chất liệu bụi phố nhào luyện với những mảnh sành đáy sông

010-1.jpg
 Nguyễn Hoài Giang – EMOJI CITY: Một thông điệp chào đón thiện mở của miền Phúc Tân, nơi còn đầy hoang sơ với môi trường cần bảo vệ quyết liệt. Tác phẩm được gép từ những viên gạch được đúc lại do những nắp chai nhựa thu gom nghiền nát

011-1.jpg
 Trịnh Minh Tiến – VÒNG QUAY: Ký ức về cây cầu Long biên nơi những vòng xe đa chủng bươn bả vì cuộc sống. Bánh xe được nhặt từ phế thải gắn kết lại để con ngườicó thể tự tương tác trải nghiệm

012-1.jpg
 Diego Cortiza – THE RED RIVER’S DRAGON: Sức mạnh Rồng của dòng sông sống động trở lại với những kế thừa có trật tự di sản với hứa hẹn tươi sáng cuộn trào

013-1.jpg
 Nguyễn Xuân Lam – PHUC TAN GANG: Nhắc đến tuổi thơ Việt hồn nhiên xưa giao kết với thực tại bằng những bộ quần áo sặc sỡ in logo các thương hiệu thời trang cao cấp thế giới

014-1.jpg
 Vũ Xuân Đông – THUYỀN: Tái hiện lịch sử của sông hồng xa xưa với giao thương phồn hội. Chất liệu được sử dụng lại chai nhựa, hộp dầu nhựa một loại phế thải gây ô nhiễm kinh hoàng cho dòng sông

015-1.jpg
 Trần Hậu Yên Thế – BỨC TƯỜNG DANH VỌNG: Gợi về những căn nhà “tây” biến mất đáng suy ngẫm trong quá trình phát triển đô thị, những bậc danh vọng được lát bằng gạch vỡ cũng là một ẩn dụ sâu sắc

016-1.jpg
 Nguyễn Ngọc Lâm – THÀNH PHỐ VEN SÔNG: Gợi viễn cảnh rộng dài rực sáng của đô thị ven sông với những cảnh tỉnh đi kèm


Nghệ thuật đường phố Phùng Hưng – Đánh thức vùng hẻm bị lãng quên
(Dự án nghệ thuật công cộng hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc do UBND Quận Hoàn Kiếm thực hiện)

017-1.jpg

 Jang Suik – CẦU LONG BIÊN: Góc nhìn “người ra đi đầu ngoảnh lại” cầu Long Biên kết nối quá khứ vào tương lai. Được tạo lập từ hàng vạn dây điện nhiều màu ken vào nhau cũng là một dụng ý tầng thời gian

018-1.jpg
 Cấn Văn Ân – BONG BÓNG HỒNG: Thể hiện cái nhìn trân quý của thế hệ trẻ về quá khứ giữa bảo tồn và đổi thay trong khát vọng ngày mai

019-1.jpg
 Trần Hậu Yên Thế – NHÀ SỐ 63 PHÙNG HƯNG: Tái hiện các lớp thời gian trải qua với từng ngôi nhà con phố, cánh cửa luôn hé mở và ánh mắt trẻ sau rèm cuốn hút, mong muốn khám phá những góc khuất lịch sử cùng hiện tại tươi mới

020-1.jpg
 Nguyễn Thế Sơn – NHỮNG NGƯỜI CHỞ: Tôn vinh những người mẹ Việt Nam luôn tần tảo sớm chiều lo toan cho chồng con, cũng là nét văn hóa đặc sắc góp vào năng lượng sống cho thành phố mỗi ngày

021-1.jpg
 Nguyễn Xuân Lam – TUẦN LỄ THỜI TRANG PHỐ CỔ: Lấy cảm hứng từ “múa rồng” tác phẩm nổi tiếng dòng tranh dân gian hàng Trống với những bộ trang phục chuyển hóa thời đại từ “mặc ấm” sang “mặc đẹp” hợp mốt. hội nhập toàn cầu nhưng không hòa tan

022-1.jpg
 Nguyễn Thế Sơn – MÁY NƯỚC THỜI GIAN: hình ảnh “máy nước công cộng” nguồn cấp quan trọng cho đời sống tồn phát Hà nội một thời, nơi văn hóa sinh hoạt cộng đồng được nảy nở và gắn kết đầy đặn

20a07011-23-1.jpg
 Dương Mạnh Quyết – KIM VÀNG GIỌT LỆ: Mơ ước rất “đời” của mỗi người thời đầu mở cửa, xe máy HONDA được “chinh phục góp” dần từng bộ phận, hẻm Phùng Hưng cũng là chợ trời xe máy đầu tiên

024-1.jpg
 Phạm KHắc Quang – PHẢNG PHẤT CỬA ĐÔNG: Nghệ thuật đồ họa khắc gỗ dân gian vào đương đại dưới hình thức điểm ảnh bằng vật liệu gốm ngoài trời, hình ảnh một trong 5 cửa ô xưa của hoàng thành tỏ mời phảng phất mang đến cho người xem bịn rịn khôn nguôi

025-1.jpg
 Thông Minh Hải – TÌM: Cả một dòng chảy vô tận của thời gian luôn làm ta ngạc nhiên và luôn ước được nắm lấy nó, bắt tay, nói chuyện, ngắm nhìn một cách bình dị mà đầy háo hức

026-1.jpg
 Triệu Minh Hải – LÁCH TÍCH TÁCH TẮC: Tương lai là chưa định được, quá khứ không còn đổi thay, hiện tại luôn bắt nguồn từ quá khứ. Lòng trắc ẩn tuy xa xỉ nhưng cần đánh thức

027-1.jpg
 Nguyễn Trí Mạnh – NỤ HÔN: Cuộc đời cần những nụ hôn để gắn kết yêu thương hạnh phúc dù ở thời khắc nào,cũng như nhịp cầu Long Biên mà cầu dẫn qua Phùng hưng đã cho đôi bờ sông Hồng cùng vui

028-1.jpg
 Trần Hậu Yên Thế, Lê Đăng Ninh – PHỐ HÀNG MÃ PHỐ CỦA TUỔI THƠ: Bày trên phố giờ đã là đồ chơi cổ truyền xen với nhập khẩu, bức tranh ẩn một nụ cười hài buồn nhưng cũng lấp lánh hi vọng truyền thống vĩnh cửu. Đề xuất trên bảng tên phố có một ký tự văn hóa giới thiệu hàng bán rất nhiều ý nghĩa

029-1.jpg
 Choi Lak Won – ÁO DÀI PHỐ XƯA: Làm đọng ngưng lại khắc khoải không thời gian của Hà thành đằn thắm tao nhã. Phép ẩn dụ về tính vĩnh cửu của văn hóa

030-1.jpg
 Le Seung Hyun – THỜI XƯA CŨ: “Những gác xép bộn bề hi vọng, những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô” của phố xưa đang lo lắng trước nguy cơ mai một vì nhà tân kỳ phố bóng bẩy không bản sắc

031-1.jpg
 Le Seung Hyun – BÁCH HÓA TỔNG HỢP: Một bức tranh tả thực từ cái nhìn hồn hậu của tác giả Hàn với đời sống Việt xưa với sự mong mỏi lùi về quá khứ, khi cuộc sống ít bon chen xô bồ

032-1.jpg
 Oh Ye Seul – CHÙA BÁO ÂN: Hình ảnh ngôi chùa xưa tôn linh đức cha mẹ, quốc gia, xã hội, chúng sinh được tái hiện với sự nhắc nhở trân trọng quá khứ vi diệu là cho tương lai nhiên hòa

033-1.jpg
 Choi Lak Won – TẾT VIỆT NAM: Ông đồ như vẫn hiện hữu gửi thông điệp đừng làm nhạt phai tết cổ truyền Việt nam, đừng vì dòng đời hiện đại cuồn cuộn mà văn hóa cội rễ bị nhấn chìm

034-1.jpg
 Oh Ye Seul – PHỐ NHUỐM MÀU HOA: Gánh hàng hoa dân dã rung rinh mải mốt ngược xuôi tạo nên một chấm phá bản sắc linh ánh cho thành phố ngàn năm văn vật

035-1.jpg
 Kim hu Chang – TÀU ĐIỆN LENG KENG: Tái hiện để mọi người cảm nhận lại ngày xưa thanh nhã thư thái. Khuôn mặt khách đi tàu hao hao người Hàn mang đến một thi vị về giao lưu văn hóa quốc tế

Ảnh trong bài: TS.KTS Phan Đăng Sơn
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 05-2020)-Nguồn

Bình luận của bạn

Tin khác