Công trình được khởi công năm 1958, là nơi nghỉ ngơi của vợ chồng cố vấn cao cấp Ngô Đình Nhu (em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm) và bà Trần Lệ Xuân (1921 - 2011). Do ông Diệm không có vợ, nên bà được xem là đệ nhất phu nhân của thời Đệ nhất Cộng hòa (1955 - 1963).
Cách trung tâm khoảng 3 km (số 2 đường Yết Kiêu), biệt điện Trần Lệ Xuân là nơi không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt, Lâm Đồng.
Từng được bảo vệ như những khu quân sự quan trọng, biệt điện Trần Lệ Xuân (tổng diện tích khoảng 1,3 ha) gồm 3 biệt thự. Bạch Ngọc là nơi gia đình bà cùng quan chức giải trí. Ở đây có bể bơi nước nóng (được cho là duy nhất ở miền Nam thời đó). Hồng Ngọc là món quà bà tặng cho cha là ông Trần Văn Chương (lúc đó là đại sứ VNCH tại Mỹ). Lam Ngọc là nơi nghỉ ngơi cuối tuần của gia đình gồm hai tòa nhà xây kiểu kiến trúc Pháp. Hoa viên khu biệt thự có hồ sen mà khi nước đầy sẽ hiện rõ hình bản đồ VN, có dãy đá tượng trưng cho vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền… Các phòng đều có lò sưởi, có hầm trú ẩn có thể chịu được hỏa lực hạng nặng và đường hầm thoát hiểm.
Nhấp # xem trên Facebook
Sau cuộc đảo chính năm 1963, bà Trần Lệ Xuân sang nước ngoài sống. Năm 1969, công trình trở thành Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên và là Trung tâm lưu trữ quốc gia IV năm 2007. Nơi đây trở thành địa chỉ Di sản tư liệu thế giới với gần 35.000 mộc bản triều Nguyễn (khắc ngược chữ Hán hoặc chữ Nôm dùng để nhân bản tài liệu), trong đó có "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn năm 1010, vua Minh Mạng đặt tên tỉnh Hà Nội năm 1831… và nhiều tài liệu quý.
Biệt thự Bạch Ngọc
Ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ
Biệt thự Lam Ngọc - ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ
Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt
Biệt thự Lam Ngọc - ký họa của KTS Phùng Thế Huy
Biệt thự Hồng Ngọc nhỏ nhắn, yêu kiều là món quà của bà cố vấn tặng cha mình - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
Sân vườn biệt thự Lam Ngọc - ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ
Bình luận của bạn