Hiện tại, ga Huế vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc cũ: công trình mang màu đỏ hồng (giống trường Quốc học); những cánh cửa vòm (được cho là) cách điệu từ những toa xe lửa; đồng hồ cổ hơn 100 năm trên tầng hai mặt tiền ga vẫn còn hoạt động… Năm 2020, tòa nhà chính của ga Huế được cải tạo (dựa trên nguyên bản) để làm nơi bán vé, đón khách, chờ tàu… (trước đây tòa nhà này là nơi làm việc hành chính).
Mặt sau (giáp đường tàu) của ga Huế trước đây - ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ
Nằm ở số 2 Bùi Thị Xuân, sát trung tâm TP.Huế (Thừa Thiên-Huế), ga Huế là một trong những ga tàu đẹp nhất và có tuổi đời lớn nhất ở VN (chỉ sau ga Hà Nội và ga Sài Gòn).
Được người Pháp xây dựng và hoàn thành năm 1906, ga Huế lúc đó có tên là ga "Trường Súng" (vì trước đây là nơi binh lính nhà Nguyễn tập bắn súng). Ga nằm trên tuyến đường sắt Đông Hà - Đà Nẵng dài 171 km. (Đến năm 1936, tuyến đường này dần trở thành một phần trong tuyến đường sắt Bắc - Nam).
Xây dựng theo kiểu kiến trúc dịch vụ đường sắt châu Âu, ga Huế là cụm công trình gồm nhà ga đưa đón khách, tiếp nhận hàng hóa, cơ xưởng hỏa xa, các phòng làm việc…
Ga Huế cũng đã đi vào ca dao, dân ca Huế, là cảm hứng cho thi sĩ Tế Hanh (bài Những ngày nghỉ học), thi sĩ Nguyễn Bính (bài Xóm Ngự Viên và Những bóng người trên sân ga)…
Nhấp # xem trên Facebook
Ngoài ra, ga Huế cũng từng đón "Vua hề" Sạc Lô (Charlie Chaplin), Quốc vương Campuchia Sihanouk, 3 vị vua Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại… (riêng vua Thành Thái, chỉ sau một năm đích thân cắt băng khánh thành ga Huế, năm 1907 ông đã bị Pháp bắt lên tàu từ ga này vào Vũng Tàu rồi sau đó đày sang đảo Reunion).
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
Ký họa cùa KTS Phùng Thế Huy
Ký họa của KTS Linh Hoàng
Ký họa của KTS Xuân Hồng
Bình luận của bạn