Năm 1963, tổng giám mục Huế Ngô Đình Thục yêu cầu phá hủy nhà thờ cũ và xây nhà thờ chính tòa mới như hiện nay theo bản vẽ của KTS Ngô Viết Thụ (tác giả thiết kế Dinh Độc Lập). Tuy nhiên mãi đến năm 2000 công trình mới hoàn thành.
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
Nằm ở số 1 Đoàn Hữu Trưng, P.Phước Vĩnh, nhà thờ Phủ Cam (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ) là một trong những giáo đường nổi tiếng nhất TP.Huế (Thừa Thiên-Huế).
Trước đó, Cuối thế kỷ 17, sát sông An Cựu có nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre, rồi linh mục Langlois (1640 - 1770) mua đất trên đồi Phước Quả và xây nhà thờ Phủ Cam kiên cố hơn nhưng bị phá bỏ sau đó không lâu. Đầu thế kỷ 20, nhà thờ Phủ Cam được xây mới theo kiểu kiến trúc Pháp do giám mục Eugène Marie Allys thiết kế
Bình Hoa Hoa Cúc Họa Mi Màu Sắc | Bình Hoa Sơn Mài, Men Lam, Dáng Chum |
Kích thước : Cao 24 cm; Miệng 10 cm Giá : 2.137.000₫ |
Kích thước : H 38 cm; D 32 Giá : 15.000.000₫ |
Ngày nay, Công trình theo bản vẽ của KTS Ngô Viết Thụ có mặt bằng hình thánh giá, đỉnh hướng về phía nam. Hệ thống cửa chính, phụ được cho là giống kiểu kiến trúc Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế (với "cửa thẳng, cửa quanh"). Mặt tiền đăng đối với hai tháp chuông vươn thẳng lên cao 43,5 m và bức tượng thánh bổn mạng của xứ Phủ Cam là thánh Phaolô (Paul) và thánh Phêrô (Peter). Mặt hông có hành lang rộng làm khoảng đệm tránh nắng mưa và những cửa vòm cao (được ốp kính màu) với chi tiết hình cây thập giá. Nguyện đường với hàng cột sát tường kéo lên cao nghiêng vào trong, nối nhau tạo thành trần vòm cung mềm mại cao 21,5 m. Hai bên tường trang trí những bức tranh về cuộc đời Chúa Giêsu. Cung thánh hình tròn có ba bậc đi lên tượng trưng cho: Thiên, Địa, Nhân.
Nhấp # xem trên Facebook
Trong nhà thờ có phần mộ của tổng giám mục Nguyễn Kim Điền (người có công lớn trong việc xây dựng nhà thờ) và bàn thờ thánh tử vì đạo Tống Viết Bường (người Phủ Cam, mất năm 1833).
Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt
Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
Ký họa của KTS Võ Trần Gia Phúc
Cửa vòm cao bên hông với chi tiết hình cây thập giá - ký họa của KTS Võ Trần Gia Phúc
Ký họa của KTS Nguyễn Văn Thiện Quân
Ký họa của KTS Quý Nguyễn
Ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ
Ký họa của KTS Phùng Thế Huy
Bình luận của bạn