Làng nghề bánh chưng Tết xã Thủy Đường, Hải Phòng

Thứ 4, 15/03/2023, 22:32 (GMT+7)

Chia sẻ

Về xã Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng), địa danh nổi tiếng với làng nghề bánh chưng Tết truyền thống những ngày này, hương vị Tết lan tỏa từng ngõ xóm. Nhà nào nhà nấy tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh..., sản xuất hàng nghìn chiếc bánh mỗi ngày để chuyển đến tay khách hàng trong, ngoài thành phố.

Ngay từ sáng sớm, người dân làng nghề bánh chưng Thủy Đường đã bận rộn với công việc lau lá, gói bánh, chuẩn bị cho những đơn hàng “nghìn chiếc” giao trong đêm. Như hộ bà Nguyễn Thị La, 68 tuổi, thôn Bấc 2 xã Thủy Đường, một trong những hộ làm bánh chưng nổi tiếng mỗi ngày sản xuất 1.000 - 2.000 bánh.

 Bánh chưng Thủy Đường, Hải Phòng nổi tiếng bởi hương vị đậm đà, dẻo thơm, được làm từ nguyên liệu sạch tuyển chọn kỹ càng như gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh, thịt lợn sạch...  Lá dong, lá chuối hột dùng để gói bánh chưng cũng phải trải qua đợt “tuyển chọn” gắt gao, bảo đảm tiêu chí không quá già, không quá non, không úa, rách để bánh có màu xanh đẹp. Thịt lợn gói bánh được lựa chọn là thịt mông, thịt ba chỉ để bánh chưng có độ ngậy nhất định. Sau đó, thịt được thái miếng dày, ướp bột canh, hạt tiêu, nước mắm dậy mùi thơm.  Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người dân bắt đầu công đoạn gói bánh với tỉ lệ 4 gạo - 1 đỗ.  Bà Nguyễn Thị Dâng, thôn Bấc 2, xã Thủy Đường chỉ mất hơn 1 phút để gói hoàn thiện một chiếc bánh chưng. Với thâm niên gần 50 năm gói bánh, bà Dâng gói nhanh, đều tay mà vẫn bảo đảm lớp gạo, đỗ trên và dưới bằng nhau.  Sau khi cho nhân, người dân làng nghề bắt đầu công đoạn gói bánh, buộc lạt trước khi cho bánh vào nồi luộc. Ông Nguyễn Đăng Chấp, 65 tuổi, thôn Bấc 2, xã Thủy Đường cho biết, người dân làng nghề hiếm có người gói bánh bằng khuôn. Vì nghề gói bánh chưng theo họ già nửa cuộc đời, chẳng khuôn nào bằng...khuôn tay.
 Không chỉ đàn ông mới gói được những chiếc bánh vuông vức, những người phụ nữ làng nghề cũng có thể cho ra những chiếc bánh vuông mà không cần trợ giúp của bất cứ loại khuôn nào. 

 Thành quả của những người thợ sau một buổi sáng vất vả là những chiếc bánh chưng xanh mượt màu lá dong, đều đẹp như đúc khuôn.  Những chiếc bánh chưng được xếp vào nồi luộc cho kịp chuyến hàng đêm, sáng sớm chuyển tới tay khách hàng ở Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên....  Người dân cho bánh vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh, đun khoảng 8 tiếng để bánh chín, rền, ngon. Bánh chưng sau khi luộc được vớt ra, ép ráo nước trước khi chuyển tới tay khách hàng.  Theo người dân địa phương, các thế hệ người dân làng Bấc, xã Thủy Đường đều biết gói bánh chưng. Cả làng có khoảng 50 chục hộ chuyên gói bánh, những hộ còn lại làm nghề gói bánh thuê, hoặc gói số lượng ít để ăn hoặc biếu người dân, họ hàng mỗi dịp lễ, Tết. 

 Từ khoảng 15 tháng Chạp đến Tết, các hộ gói bánh chưng phải thức thông trưa, gói bánh đến đêm để hoàn thiện đơn hàng “nghìn chiếc” của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố đặt mua. Mỗi chiếc bánh được bán với giá 30.000 -- 80.000 đồng tùy kích cỡ. Tuy nhiên, bánh làm đến đâu vẫn “cháy hàng” đến đấy bởi hương vị nổi tiếng, đậm đà khó quên gắn với thương hiệu bánh chưng Thủy Đường. 

1

2

3

4

6

7

8

9

10

Biên tập vtc2.vn

Bình luận của bạn

Tin khác