Làng nhang Lê Minh Xuân

Thứ 4, 15/03/2023, 21:49 (GMT+7)

Chia sẻ

Những ngày Tết, không khó để bắt gặp cảnh những sào nhang, những bó "hoa nhang" phơi dọc hai bên đường với màu sắc nổi bật dưới ánh nắng. Đây được xem là nét đặc trưng đã có từ lâu đời của Làng nhang Lê Minh Xuân.

1

 Vị trí địa lý
Làng nghề nhang Lê Minh Xuân nằm trên địa bàn xã cùng tên của huyện Bình Chánh. Ranh giới xã được xác định như sau:
- Phía Đông giáp phường Tân Tạo quận Bình Tân;
- Phía Tây giáp xã Bình Lợi huyện bình Chánh;
- Phía Nam giáp xã Tân Nhựt và một phần của địa bàn xã Bình lợi;
- Phía Bắc giáp xã Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh và một phần phường Tân Tạo quận Bình Tân.

2

1.Vị trí làng nghề
Làng nhang Lê Minh Xuân được xem là làng nghề lâu đời nhất thành phố Hồ Chí Minh và còn là một trong những cơ sở sản xuất nhang lớn nhất khu vực Nam bộ.

2. Lịch sử hình thành
Về nguồn gốc của nghề nhang là do người Hoa di cư đến Việt Nam mang theo. Tại TP. Hồ Chí Minh những khu vực làm nhang nổi tiếng trước đây phân bố chủ yếu tại quận 5, quận 6, với các hang nhang nổi tiếng  như hãng nhang AAA, hãng nhang Lưu Hiệp Thành, cơ sở Phạm Văn Chí, hãng nhang Trương Kim Thành, Trương Kim Nhung …là những hãng nhang lớn, đầu mối, sản phẩm của những người làm nhang được những đại lý, hãng nhang này thu mua.

Kể từ sau năm 1980, những người làm nhang di dời ra xa thành phố, tìm đến những vùng ven, vì nghề nhang không thể phát triển được tại khu vực đông dân cư, mà sản xuất nhang cũng cần phải cỏ mặt bằng, diện tích khá lớn để sản xuất, đặc biệt là công đoạn phơi nhang chiếm rất nhiều diện tích, một lý do nữa là chủ trương di đời khu vực làm nhang ra xa thành phố là để bảo đảm vấn đề vệ sinh, cảnh quan môi trường, do vậy những người sống bằng nghề nhang phải di dời và sinh sống với nghề nhang dọc theo 2 bên kênh Xán như ngày nay.

3. Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề.
Theo số liệu thống kê hiện nay, làng nghề se nhang Lê Minh Xuân: có 02 doanh nghiệp, 04 tổ hợp tác, 124 thành viên tham gia sản xuất, thu nhập bình quân đạt 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Để tạo ra được một nén nhang thơm, tùy vào công thức tinh chế, nhào trộn của mỗi gia đình mà người làm nhang tạo nên các loại hương đặc hiệu cho riêng mình, như hương trầm, hương quế, hương bách tùng. 

Đầu tiên phải trộn bột. Bột phải mịn, độ ẩm phải đạt yêu cầu. Màu sắc và hương thơm phải hài hòa - đây được xem là công đoạn chính của nghề làm nhang.

3

Bột nhang chủ yếu làm từ mùn cưa của thân cây bầu dó hoặc là cây lồng mứt. Sau khi trộn, người thợ sẽ dùng chất keo của vỏ cây bời lời kết dính bột nhang, mang đi se.

Ngày trước, nghề se nhang tại đây được làm bằng phương pháp thủ công, chủ yếu se bằng tay. Để hoàn thành một cây nhang phải mất nhiều công sức, tuy nhiên qua thời gian, với công nghệ hiện đại, máy phóng nhang được ra đời giúp việc làm nhang của người dân nơi đây bớt cực nhọc hơn. Từ đó, hình dáng cây nhang cũng tròn trịa hơn, năng suất tăng, thu nhập người dân dần cải thiện.

4

5

6

7

8

9

10

Riêng công đoạn phơi nhang, một việc tưởng chừng dễ dàng nhưng cũng vất vả không kém. Nếu trời mưa, bột nhang dễ bị rã, xem như cả mẻ nhang không thể sử dụng, còn nếu nắng không đủ nóng, nhang dễ bị xuống màu, không còn ánh vàng rực rỡ. 

Việc làm nhang được xem là nghề chính của nhiều gia đình nhưng cũng có không ít hộ xem việc làm nhang như việc tranh thủ lúc rảnh rỗi, nông nhàn, để kiếm thêm thu nhập đồng thời để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của nghề mà cha ông để lại.

vtc2.vn

Bình luận của bạn

Tin khác