Phố Trần Quang Khải

Thứ 4, 08/02/2023, 11:14 (GMT+7)

Chia sẻ

Đường Trần Quang Khải thuộc địa phận 2 phường Lý Thái Tổ và Tràng Tiền quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đi từ chân cầu Chương Dương tới dốc Bác Cổ đoạn nối với đường Trần Khánh Dư.

pho-tran-quang-khai-1.jpg

Đường dài 1,1km, rộng 15 - 20m.

Một số địa điểm nổi bật trên đường Trần Quan Khải:
Tháp BIDV
Viện Quy hoạch Thủy lợi
Viện Chiến lược phát triển Giao thông vận tải
Khách sạn Hồng Hà
Ngân hàng Vietcombank
Bia hơi nhà tròn
Phố xưa nằm trên đất các thôn Trung Liệt, Bến Đá và Cơ Xá, tổng Tả Túc (sau đổi thành tồng Phúc Lâm) huyện Thọ Xương cũ.

Thời Pháp thuộc, có tên là Ghi-ơ-mô-tô (quai Guilemoto). Từ sau cách mạng tháng tám tới nay chính thức có tên Trần Quan Khải.
Đường Trần Quang Khải cách hồ Gươm khoảng 700m về hướng tây. Tiếp giáp một số tuyến đường phố; Hồng Hà, Hàng Mắm, Hàng Thùng, Hàng Tre, Hàng Vôi, Trần Nguyên Hãn, Tràng Tiền

Tìm đường Trần Quang Khải

pho-tran-quang-khai-y-1.jpg

Trần Quang Khải là ai?
Trần Quang Khải người tài giỏi quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông từng nắm giữ những chức vị quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288).

Vào triều Trần Thánh Tông (1258 - 1278).Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh đại vương. Năm 1274, ông được cử giữ chức Tướng quốc Thái úy.

Năm 1282, thuộc triều Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được giữ chức Thượng tướng Thái sư, nắm giữ quyền nội chính.
Vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ đạo thứ hai, sau Trần Quốc Tuấn, có nhiều công trạng lớn trên chiến trường.

Trong sự nghiệp quân sự của Thượng tướng Trần Quang Khải, thì trận ông chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, bảo vệ kinh thành vào cuối tháng 5-1285 "là chiến công to nhất lúc bấy giờ", như sử sách từng ngợi ca.

Trong văn học sử Việt Nam, Trần Quang Khải là một nhà thơ có địa vị không nhỏ. Thơ ông sáng tác có tập Lạc đạo, nay đã thất truyền, chỉ còn lưu được một số bài.

Những vần thơ Trần Quang Khải để lại thể hiện ánh hào quang, ghi dấu ấn của một sự nghiệp lớn trong cuộc đời vị Thượng tướng nhà Trần - vừa làm thơ, vừa đánh giặc.

Ông ra đi ngày 3 tháng 7 năm Giáp Tuất 1294, thọ 53 tuổi. Vua Trần truy phong cho ông là: Thượng Tướng Thái Sư Chiêu Minh Đại Vương.

Nguồn

Bình luận của bạn

Tin khác