Hành trình di sản Âm nhạc

Thứ 5, 23/03/2023, 23:27 (GMT+7)

Chia sẻ

 Các di sản âm nhạc, đặc biệt di sản âm nhạc được UNESCO ghi danh nếu được bảo tồn, phát huy tốt có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc.

Hát Xoan Phú Thọ là một sản phẩm du lịch hút khách. Ảnh minh họa

Hát Xoan Phú Thọ là một sản phẩm du lịch hút khách. Ảnh minh họa

Theo các nhà nghiên cứu, đã có nhiều di sản âm nhạc được đưa vào du lịch tốt như quan họ, ca trù, đờn ca tài tử. Tuy nhiên, để đi xa hơn thì ngành du lịch cũng cần hiểu sâu hơn về di sản văn hóa phi vật thể. Điều đó có nghĩa là ngành du lịch cần trang bị thêm kiến thức và cần đẩy mạnh đào tạo để du lịch gắn với di sản văn hóa phi vật thể.

Sau khi UNESCO chính thức công nhận Hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại vào năm 2011, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ quyết tâm bảo vệ, thổi sức sống và lan toả cho hát Xoan, để hát Xoan có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đất Tổ cội nguồn.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh đã xây dựng chương trình “Hát Xoan làng cổ” gắn với các tour - tuyến du lịch phục vụ các đoàn khách về tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Đây chính là tiền đề để xây dựng sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ” phát triển đến hiện nay.

Sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ” gắn liền với các di tích lịch sử văn hoá, nơi phát tích của Hát Xoan và các ngôi đình cổ - là vùng lan toả diễn xướng hát Xoan như: Miếu Lãi Lèn, Đình Thét, Đình An Thái, Đình Hùng Lô… chủ thể của chương trình biểu diễn là các nghệ nhân của 4 phường Xoan gốc: Phù Đức, Kim Đới, Thét và An Thái. Đến nay sản phẩm “Hát Xoan làng cổ” đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách. Mỗi năm, các làng Xoan gốc đón và phục vụ hàng chục nghìn lượt khách về tham quan, công tác tổ chức biểu diễn và thuyết minh hướng dẫn đã sẵn sàng và chuyên nghiệp. Đặc biệt được sự quan tâm của tỉnh, các ngôi đền - không gian diễn xướng của hát Xoan được tu bổ, phục dựng.

Theo thống kê của ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh, phần lớn khách du lịch đến với địa phương để thưởng thức văn hóa Quan họ. Đây là cơ sở để Bắc Ninh xây dựng chiến lược phát triển du lịch và nhằm thực hiện cam kết với UNESCO về bảo tồn và lan tỏa văn hóa Quan họ.

Văn hóa Quan họ không chỉ đơn thuần là hát Quan họ mà là tổng hòa của nhiều yếu tố như nghệ thuật hát, trang phục, ẩm thực, các phong tục tập quán, không gian văn hóa Quan họ…, tạo nên nét độc đáo mà không một nơi nào có.

Để phát triển du lịch gắn với văn hóa Quan họ, tỉnh Bắc Ninh sẽ tập trung ưu tiên phát triển các điểm du lịch gắn với trải nghiệm khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử làng quê miền Quan họ tại xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh), du lịch các làng Quan họ cổ gắn với du ngoạn sông Cầu, trảy hội Lim (Tiên Du).

Ngoài ra, ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh còn quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu hết đều có hát Quan họ; khuyến khích các nghệ nhân hát Quan họ trong các lễ hội; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên hoạt động giới thiệu, quảng bá, phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân Quan họ…

Để bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị đặc trưng của ca Huế, đề án “Phát huy giá trị và xây dựng ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa đặc sắc, giai đoạn 2020 đến 2025” đặt ra nhiều mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hướng tới xác lập thương hiệu của ca Huế.

Đề án hướng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu nghệ thuật ca Huế trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, gắn với việc tăng cường các giải pháp quản lý, đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị; tạo cơ sở, tiền đề để đưa ca Huế trở thành kiệt tác văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sở Văn hóa và Thể thao sẽ xây dựng các chương trình ca Huế mẫu, bao gồm chương trình ca Huế mẫu phục vụ khách du lịch, chương trình ca Huế mẫu biểu diễn trong các không gian thính phòng để phổ biến, tuyên truyền, quảng bá và làm cơ sở cho công tác thẩm định, cấp phép. Trong đó, chú trọng thời lượng biểu diễn, đảm bảo đầy đủ các bài bản ca Huế, số lượng diễn viên, nhạc công, bổ sung một số bài hát mới về Huế để hài hòa với chương trình, đáp ứng thị hiếu của du khách.

Chương trình ca Huế thính phòng cũng được xây dựng đảm bảo phục vụ công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị gốc của di sản, trong đó có các làn điệu, bài bản cổ có nguy cơ mai một, thất truyền. Việc thiết kế quà lưu niệm, chế tác nhạc cụ, tranh, ảnh kết hợp với không gian trưng bày, giới thiệu các trang phục, nhạc cụ biểu diễn ca Huế cũng được tính đến.

Đề án còn hướng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển không gian biểu diễn ca Huế. Với hoạt động ca Huế trên sông, sẽ huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, đóng mới thuyền ca Huế theo mẫu được duyệt, dần thay thế thuyền rồng du lịch phục vụ ca Huế như hiện nay; hình thành bến đón, trả khách đảm bảo văn minh, lịch sự, an toàn...

Với không gian ca Huế thính phòng, sẽ hình thành không gian ca Huế thính phòng tại 148 Bùi Thị Xuân, TP. Huế và một số địa chỉ: Châu Hương Viên, các phủ đệ, nhà vườn... Hình thành một số điểm, sân khấu biểu diễn nghệ thuật ca Huế ngoài trời phục vụ cộng đồng, phục vụ khách du lịch: Cầu đi bộ trên sông Hương, Nghênh Lương Đình, công viên Thương Bạc, bia Quốc học, công viên Bùi Thị Xuân...

Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động ca Huế cũng được điều chỉnh, hoàn thiện; xây dựng các bộ quy tắc ứng xử của hoạt động biểu diễn ca Huế, bộ quy chuẩn về phương tiện, điều kiện địa điểm, không gian tổ chức biểu diễn. Đồng thời, thành lập Hiệp hội Ca Huế để phát huy vai trò tự quản của các doanh nghiệp tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

Nghệ thuật Bài Chòi là thú vui tao nhã của người dân miền Trung Việt Nam nhân dịp đầu xuân. Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ, ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy, ở vùng trung du, rồi lan rộng đến các vùng nông thôn và ra cả miền biển.

Ở Bình Định, từ xưa tới nay, thịnh hành ba hình thức Bài Chòi, gồm: Bài Chòi “truyện” có phông màn, có rạp che chắn; Bài Chòi “lớp”/”chiếu” thể hiện ngay trên chiếu, đi khắp các làng mạc miền quê và hội chơi Bài Chòi thường được trình diễn mỗi dịp xuân về.

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (ĐCTTNB) đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012, được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2013. Xây dựng không gian văn hóa ĐCTTNB tại TPHCM không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, giá trị nghệ thuật mà còn là "tiếng nói" của người Nam Bộ và người dân TPHCM về môi trường sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mang nét độc đáo.

Đề án chọn đường Huyền Trân Công Chúa, quận 1 trở thành con đường di sản gắn liền với nghệ thuật ĐCTTNB từ lâu đã được các chuyên gia văn hóa, các nhà chuyên môn bàn luận. Sự xuất hiện của con đường nằm ngay trung tâm quận 1, tọa lạc phía sau Dinh Thống Nhất, liền kề Cung Văn hóa Lao động TPHCM sẽ mở ra chuỗi hoạt động Văn hóa về di sản độc đáo của người Nam Bộ. Thành phố có ưu thế với hơn 3.000 Câu lạc bộ, đội - nhóm đờn ca tài tử, hàng trăm nghệ nhân giỏi và nghệ sĩ sân khấu giàu tâm huyết thì nội dung hoạt động sẽ phong phú, biến con đường trở thành điểm nhấn độc đáo vào dịp cuối tuần với chuỗi hoạt động văn hóa có các sân khấu biểu diễn, khu triển lãm nhạc cụ và là nơi biểu diễn luân phiên của các câu lạc bộ cả nước. Bên cạnh đó con đường sẽ là lợi thế để xây dựng và phát triển ĐCTTNB, đưa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu vào phục vụ khai thác du lịch, bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa riêng của Thành phố.

Múa trống Chhay-dăm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu rất đặc biệt, được hình thành vào năm 1972 do ông Phối sư Thái Chia Thanh, người Campuchia truyền dạy cho đội trống Chhay-dăm phục vụ cho lễ hội tại Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh và được lưu giữ đến ngày nay.

Múa trống Chhay-dăm là điệu múa được biểu diễn ở nhiều địa hình khác nhau và là một trong những phong tục không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào Khmer. Trống Chhay-dăm là loại trống bịt da một mặt, tang trống được làm bằng thân cau già đục rỗng ruột, khi biểu diễn các động tác múa trống, đánh trống và kết hợp múa tay, chân, đánh trống bằng cùi chỏ, gót chân… làm cho điệu múa trống Chhay-dăm thêm phong phú và hấp dẫn.

Múa Trống Chhay-dăm là một điệu múa dân gian độc đáo của người Khmer, thường được biểu diễn trong các ngày lễ hội như Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, Ooc - om - boc … Trống Chhay - dăm là loại Trống bịt da a face, tang trống làm bằng thân cau già rỗng ruột.

Múa trống Chhay-dăm là điệu múa được biểu diễn ở nhiều địa hình khác nhau và là một trong những phong tục không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào Khmer. Trống Chhay-dăm là loại trống bịt da một mặt, tang trống được làm bằng thân cau già đục rỗng ruột, khi biểu diễn các động tác múa trống, đánh trống và kết hợp múa tay, chân, đánh trống bằng cùi chỏ, gót chân… làm cho điệu múa trống Chhay-dăm thêm phong phú và hấp dẫn. 

Biên tập: VTC2.vn

Bình luận của bạn

Tin khác