Lễ hội các dân tộc Việt Nam

Thứ 6, 24/03/2023, 23:26 (GMT+7)

Chia sẻ

Các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.

Ada (Pa Kô) - Nguồn

Căm Mường - Lễ hội Căm Mường là một lễ hội của dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Đây là dịp để bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe, thần suối thần rồng phù hộ cho bà con dân bản no đủ, điều lành ở lại, điều dữ mang đi-Nguồn

Lễ hội Căm Mường

Cầu mùa (Dao): Lễ hội Cầu mùa là một lễ hội của người Dao Tuyển. Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Dao Tuyển, không cầu kỳ nhưng mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc của cả cộng đồng-Nguồn

Cầu tài: Nguồn

Cầu mùa (Khơ Mú): Lễ hội cầu mùa của người Khơ Mú, hay lễ hội Pa Sưm theo tiếng Khơ mú, là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Khơ Mú, Nghệ An. Đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu. Một lễ trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Nó phản ánh niềm tin của đồng bào vào thiên nhiên (trời, đất, nương rẫy…) có linh hồn, phản ánh ước muốn của họ về mùa màng bội thu, cuộc sống đầy đủ-Nguồn

Cầu mùa (Tà Ôi): Lễ hội Cầu mùa là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tà Ôi, để cầu mong Giàng làm cho họ một mùa màng bội thu, cộng đồng luôn dồi dào sức khỏe.-Nguồn

Cầu mùa (Thái): Lễ hội Cầu mùa của người Thái hay Lễ cơm mới, tiếng Thái: Lệ hạy, Kin khảu maứ, là một lễ hội của dân tộc Thái, miền tây Nghệ An, Việt Nam. Lễ này bày tỏ long thành kính của mình đối với những thế lực siêu nhiên thần linh, ma quỷ theo quan niệm của người Thái-Nguồn

Cầu mưa (Chăm): Lễ hội cầu mưa người Chăm hay lễ mừng mưa tiếng Chăm wai le kau cahesan là một lễ hội của dân tộc Chăm H'roi, Vân Canh, Bình Định, Việt Nam. Với quan niệm mọi biến chuyển của vũ trụ đều do Phật trời, thần linh hoặc ma quỷ điều khiển. Con người muốn đạt được sở nguyện thì phải cầu nguyện, cúng khấn để được thần linh trợ giúp. Tùy theo thời tiết mà có tên gọi cho từng dịp lễ hội - trời hạn thì gọi là lễ cầu mưa, còn có mưa mà hành lễ thì gọi là lễ mừng mưa-Nguồn

Cầu mưa (Thái): Lễ hội Cầu mưa hay lễ hội Xến Xó Phốn là một lẽ hội của người đồng bào dân tộc Thái, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. là lễ hôi giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng cho mọi người trong bản.Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản, rồi rước đuốc vòng quanh bản-Nguồn

Cầu mưa (Xtiêng): Lễ hội cầu mưa (người Xtiêng) là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Xtiêng. Là lễ hội rất quan trọng, do đó công việc chuẩn bị phải chu đáo-Nguồn

Cầu mưa (Lô Lô): Lễ hội cầu mưa người Lô Lô là một lễ hội của dân tộc người Lô Lô, Mèo Vạc, Hà Giang. Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ cầu mưa được lưu truyền từ đời này tới đời khác, đến nay không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng, mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ, bàn chuyện làm ăn, cầu may, bày tỏ lòng thành kính với đất trời, trai gái giao duyên...-Nguồn

Lễ Vía: Lễ Vía các Thần Thánh của người Hoa-Nguồn

Chol Chnam Thmay: Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Chôl nghĩa là Vào và Chnăm Thmay là Năm Mới. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, cộng đồng người Khmer ở Việt Nam-Nguồn

Cồng chiêng: Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam-Nguồn

Cúng bản: Lễ hội cúng bản là một lễ hội của đồng bào dân tộc Cống, tỉnh Điện Biên. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng-Nguồn

Cúng đất làng: Lễ hội cúng đất làng-Nguồn

Lễ cúng thổ công của người Nùng tại Lạng Sơn

Cúng thần rừng: Lễ hội cúng thần rừng hay lễ cúng thần rừng, lễ cúng rừng là lễ hội của nhiều dân tộc thiểu số tại miền núi phía Bắc Việt Nam như người người Pu Péo, người Nùng. Nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, gắn với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp như: thần suối, thần sông, thần núi, thần rừng, thần cây... đã tạo ra sắc thái văn hóa riêng trong từng tộc người-Nguồn

Lễ cúng 'thần rừng' của người Jarai ở Tây Nguyên

Tái hiện lễ cúng thần rừng của người Pu Péo

Dâng hoa măng: Lễ hội dâng hoa mănglà một lễ hội của đồng bào dân tộc người La Ha (Việt Nam), là để tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang có công vì sức khỏe cộng đồng, tổng kết khả năng cứu chữa bệnh tật của thầy lang, rồi truyền lại cách thờ cúng tổ tiên cho con cháu-Nguồn

Đâm trâu (Ba Na) -Lễ hội đâm trâu (người Ba Na gọi là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.

Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu thần phù hộ cho buôn làng được khỏe mạnh, ấm no, để mừng ngày mùa hay để mừng chiến thắng-Nguồn

Đâm trâu (Mạ)-Nguồn

Đâm trâu (M'Nông): Lễ hội đâm trâu (người Ba Na gọi là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.

Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu thần phù hộ cho buôn làng được khỏe mạnh, ấm no, để mừng ngày mùa hay để mừng chiến thắng-Nguồn

Đâm trâu (Xtiêng): Lễ hội đâm trâu (người Stiêng)-Nguồn

Đâm đuống: Lễ hội Đâm đuống hay chàm đuống của dân tộc Mường; Theo tiếng Mường "đuống" là máng gõ để giã lúa và "chàm" là đâm. Thực chất là hình thức giã gạo nhưng giã gạo trong lễ hội, có tính chất tổ chức và nghệ thuật-Nguồn

Đại phan: Lễ hội đại phan hay cầu mùa là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Sán Dìu và Ngái. Trong tín ngưỡng, tâm linh có ý nghĩa là một lễ cầu an, cầu mùa, xua đuổi tà ma, dịch bệnh. Đại phan tích hợp nhiều yếu tố văn hóa đặc trưng về phong tục, tập quán, nghi thức thờ cúng, ca - múa - nhạc, mỹ thuật-Nguồn

Đoọc moong: Lễ hội đoọc moong hay hội đi săn thú rừng là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Mường. Trước đây rừng còn nhiều, sau tuần vui tết, lại chính thức bước vào một mùa làm ăn mới. Ngày ấy người Việt gọi là ngày hạ nêu.

Đoọc nghĩa đen là đâm, mở rộng nghĩa là săn. Ngôn ngữ Tày - Thái cổ có một âm tương tự là toọc nghĩa là đóng, mở rộng nghĩa là trồng. Moong còn gọi là Muông, là từ chỉ các loài thú 4 chân. Hội Đọc Moong là hội đi săn các loài thú rừng-Nguồn

Đập trống: Lễ hội đập trống là một lễ hội của người Ma Coong, một tộc thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều, tại Bố Trạch, miền tây Quảng Bình. Lễ hội đập trống mừng mùa trăng mới, đậm chất dân tộc, còn nguyên sơ chưa bị pha tạp còn mang nhiều bản sắc của dân tộc miền Tây Quảng Bình-Nguồn

Đôn ta: Lễ Đôn-ta (còn gọi là lễ Sen Dolta, Campuchia thường gọi là Pchum Ben បុណ្យភ្ជុំបិណ្ឌ) là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng-Nguồn 

Đua bò Bảy Núi: Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang. Giống bò đua trong lễ hội là giống Bò Bảy Núi-Nguồn

Đua voi: Lễ hội đua voi là một trong những lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người vùng cao Tây Nguyên Việt Nam. Hội Đua Voi là một trong những hội của văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được tổ chức 02 năm 01 lần vào tháng 3 âm lịch. Là Tháng của những con ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu làm nương rẫy. Hội Đua Voi nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.Ngoài ra, du khách đến đây cũng được thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên tại chỗ và được cưỡi voi tham quan buôn làng, trải nghiệm với hành trình cưỡi Voi lội sông Sêrêpốk tham quan Rừng Yok Don. Được tổ chức ở vùng Đắk Lắk. Một trong những lễ hội được xem là độc đáo nhất của nước Việt Nam ta-Nguồn 

Gầu tào: Lễ hội Gầu tào là một lễ hội của người đồng bào dân tộc H'Mông. Nội dung chính cho lễ hội là Cầu phúc hoặc cầu mệnh.

  • Hội cầu phúc: Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu tào nhằm cầu mong có con.
  • Hội cầu mệnh: Một gia chủ nào đó bị ốm đau bệnh tật, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu tào-Nguồn 

Gội đầu: Lễ gội đầu được tiến hành từ trưa ngày cuối cùng trong năm, người Thái đánh dấu ngày đó lại có lễ gội đầu-Nguồn 

Hạn Khuống: Lễ hội Hạn Khuống là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái, Tây Bắc là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, bao gồm nhiều thể loại (hát, kể chuyện) trong khung cảnh ấm cúng và tao nhã-Nguồn 

Hao Trol Va: Lễ hội Hao Trol Va hay Lễ hội lên nhà lúa là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Xtiêng. Màu sắc tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp. Hiện thất truyền, đang có ý đinh phục dựng lại-Nguồn 

Hoa Ban: Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc… Nguồn 

Ká pêê nau: Lễ hội Ká pêê nau (tiếng Kinh: ăn mừng lúa mới) là lễ hội của người người Cadong, Trà My, tỉnh Quảng Nam, một bộ phận của người Xơ Đăng. Vào những năm mưa thuận gió hòa, cây lúa trên nương, trên rẫy cho nhiều hạt. Mọi người vui mừng và sung sướng vì một năm đã cho họ vụ mùa no đủ. Đó là lúc gia đình bàn chuyện với các bô lão (Hội đồng già làng) xin ngày để mở hội Ká-pêê-nau-Nguồn 

Katé: Lễ hội Katé còn được gọi là Mbang Katé là một lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm.[1] Đây là một lễ hội dân gian thiêng liêng đặc sắc và rất quan trọng. Tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần). Thường được tổ chức vào 1 tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng 25/9 đến 25/10 dương lịch). Người dân tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian trong kho tàng âm nhạc của người Chăm. Mọi người nghỉ ngơi và tràn ngập niềm vui, đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau. Lễ hội được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội-Nguồn 

Kin Pang Then: Lễ hội Kin Pang Then hoặc Then Kin Pang là một lễ hội của đồng bào dân tộc người Thái trắng, mang tính cộng đồng cao có hình thức diễn xướng dân gian độc đáo. Hàng năm, cứ vào dịp đầu năm, thầy mo tổ chức lễ cúng và gặp mặt các con nuôi (đó là những người đã được thầy mo chữa cho khỏi bệnh). Chữ "Then" là một người thầy mo cao tay hơn các thầy mo khác. Ngoài ra còn có những phong tục như trình diễn trang phục, đêm hội xòe cùng các nghi thức gội đầu, té nước.. Nguồn 

Kơ Pan: Lễ hội Kơ Pan là một lễ hội của người đồng bào dân tộc thiểu số Ê đê, Tây Nguyên. Tượng trưng cho sự giàu có của gia đình và là niềm tự hào của cả buôn-Nguồn 

Ksaisatíp: Lễ hội Ksaisatíp hay Lễ hội lộc hoa là lễ hội của người đồng bào dân tộc Xinh mun, Tây Bắc. Nét đặc trưng văn hóa là cầu lộc, cầu mùa, cầu phúc, cho con người mạnh khỏe, mùa màng tốt tươi-Nguồn 

Lập tịch (Dao): Lễ hội lập tịch là một lễ hội của đồng bào dân tộc Dao Họ, bản Khe Mụ, Sơn Hà, Bảo Thắng, Lào Cai. Giống như lễ thành đinh của các dân tộc trên thế giới. Đó là nghi lễ đánh dấu một giai đoạn của cuộc đời con người, giai đoạn từ tuổi thiếu niên lên tuổi trưởng thành, được cộng đồng công nhận có vị trí trong đời sống và sinh hoạt. Là sự công nhận chính của cộng đồng, sự chấp nhận của thần linh cho chàng trai đó có đầy đủ mọi tiêu chuẩn của một thành viên chính thức của cộng đồng-Nguồn 

Lồng tồng: Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Lễ hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Người Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng-Nguồn 

Mạ ma: Lễ hội mạ ma là một lễ hội của đồng bào người dân tộc Xinh Mun, Sơn La. Được xem là vẻ đẹp tinh túy nhất vẻ đẹp tinh thần, phong tục tập quán và tín ngưỡng-Nguồn 

Măng hoa: Nguồn 

Mah Grợ: Lễ hội Mah Grợ là một lễ hội của người Khơ Mú, một lễ hội khá cổ xưa, mộc mạc bản chất của tộc người làm nghề nương rẩy lâu đời. Có ý nghĩa tổng kết mùa vụ năm qua và bắt đầu một vụ mùa mới, đây là sản phẩm văn hóa tinh thần, tâm linh có nguồn gốc. Điệu múa Vêlr Guông, giữ vai trò chính trong phần sinh hoạt, giao lưu của cộng đồng-Nguồn 

Nào Cống: Lễ hội nào cống là lễ hội của các đồng bào dân tộc thiểu số H'Mông, Dao, Giáy. Xuất hiện từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ "Nào Cống" của cả vùng thung lũng Mường Hoa-Nguồn 

Mùa xuân Tây Nguyên: Lễ hội Mùa xuân của người Êđê hay Lễ hội mừng lúa mới là lễ hội mà người Êđê tổ chức sau mùa gặt hái, đón năm mới. Một số dân tộc ở Tây Nguyên khác, như Gia Rai, Ba Na, Xơ-đăng, M'Nông, cũng có lễ hội tương tự.

Vào dịp này, mọi gia đình đều khẩn trương đưa lúa về chòi và rước hồn lúa về nhà, đồng thời tổ chức lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, ông bà tổ tiên đã cho một mùa lúa bội thu và cầu mong một mùa mới thóc lúa đầy nhà. Là mùa "ăn năm uống tháng", mùa sinh hoạt văn hoá cộng đồng, mùa giao lưu văn hóa, mùa tìm bạn đời của những chàng trai cô gái. Mùa mà cả cộng đồng nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích-Nguồn 

Mùa xuân: Nguồn 

Nàng Hai: Lễ hội Nàng Hai là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, Việt Bắc, là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Theo đúng tên gọi là: "Mời Nàng Hai (mời Nàng Trăng) xuống hạ giới để giao lưu cùng với con người-Nguồn 

Nhảy lửa (Dao): Lễ hội nhảy lửa là một lễ hội của đồng bào dân tộc Dao đỏ, Hà Giang. Những người xa quê chuyến đi đầu xuân trở về quê hương, dự lễ hội khai xuân-Nguồn

Nhảy lửa (Pà Thẻn): Lễ hội nhảy lửa là một lễ hội của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. Một sinh hoạt văn hóa mang tính tâm linh, có sức mạnh phi thường dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi tà ma, bệnh tật-Nguồn

Nghinh Ông: Bài này nói về một lễ hội của người Hoa ở Phan Thiết, tránh nhầm lẫn với Lễ hội nghinh Ông (Cá Voi) của ngư dân Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân là một lễ hội của người Hoa tại Phan Thiết. Lễ hội truyền thống này tiêu biểu cho phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Hoa, ước mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cho một cuộc sống thanh bình, mọi người trong xã hội được ấm no hạnh phúc-Nguồn

Nguyên Tiêu: Tết Nguyên Tiêu (Chữ Nho: 節元宵)[1], Tết Thượng Nguyên, Rằm Tháng Giêng là ngày lễ hội truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc . Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch-Nguồn

Ok om bok: Lễ hội Ok Om Bok hay Óóc om bóóc (Phiên âm: Ak Ambok, tiếng Khmer: អកអំបុក, IPA: [ʔɑk ɑmboːk]) hay hội đút cốm dẹp. Đút cốm dẹp trong lúc cúng trăng nên còn gọi là Lễ cúng trăng của người Khmer. Lễ hội được tổ chức vào khoảng Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm (do cách tính thời gian có sự chênh lệch), như là chấm dứt lễ hội Bon Om Touk. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người Khmer tổ chức lễ đút cốm dẹp ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng, vật cúng trăng là thành quả mùa vụ để tỏ lòng biết ơn đến Thần Mặt Trăng - vị thần đang mang đến cho họ một vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp.-Nguồn

Oóc Pò: Lễ hội Oóc Pò hay gọi là Lễ hội Ra đồi-Cầu mùa là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Nùng. Là một trong những lễ hội mang đậm những nét đặc sắc của dân tộc Nùng-Nguồn

Pàng A Nụ Ban: Nguồn

Pôồn Pôông:

Lễ hội Pôồn Pôông (lễ hội chơi hoa, chơi bông) của người đồng bào dân tộc Mường, Thanh Hóa; pôồn pôông trong tiếng Mường là "chơi hoa". Pôồn pôông là một loại dân ca nghi lễ, thần linh vừa mang tính chất giao duyên trai gái, vừa cầu phúc... Gắn liền với lễ hội Pôồn pôông là cây pôông (có hai loại Pôồn pôông).

Năm 2016, trò diễn Pôồn Pôông của người Mường tại xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia-Nguồn

Puh Hơ Drih: Lễ hội Puh Hơ Drih là một lễ hội của người Ba Na, thường gọi lễ cầu an để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, cầu mùa màng tươi tốt bội thu, xua đuổi tà ma, dịch bệnh… Nguồn

Ranuwan: Lễ hội Ramưwan (Ramâwan) của người đồng bào dân tộc Chăm Bà ni tại Nam Trung Bộ. Được xem giống như là tết của người Việt Nam hay giáng sinh của phương Tây-Nguồn

Roóng poọc: Lễ hội roóng poọc là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Giáy, Sa Pa, Lào Cai. Mục đích để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hòa-Nguồn

Roya Phik Trok: Lễ hội Roya Phik Trok hay tết Roya Phik Trok là một lễ hội của người dân tộc Chăm. Họ bước vào ngày lễ hội này sau tháng nhịn ăn-Nguồn

Rước Đất, rước Nước: Lễ hội rước Đất, rước Nước là một lễ hội của đồng bào dân tộc Tày, để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm-Nguồn

Sayangva: Lễ hội Sayangva là một lễ hội của người đồng bào dân tộc thiểu số Chơ Ro. Là một lễ hội dân gian truyền thống mang nhiều yếu tố tâm linh, một số nét đặc trưng đã mất dần. Ngày nay lễ hội này đã hòa lẫn vào các lễ hội của các dân tộc khác-Nguồn

Sên lẩu nó: Nguồn

Tết nhảy: Lễ tết nhảy là lễ hội của đồng bào dân tộc Dao Quần Chẹt, nhằm hậu tạ tổ tiên và chuẩn bị làm lễ hứa đầu năm mới. Theo quan niệm của người Dao Quần Chẹt, trong cuộc sống con người phải trải qua nhiều trắc trở, rủi ro, hàng năm phải khấn trời đất, thần linh, tổ tiên để được cứu giúp, trừ giải những oan trái, bất hạnh, ban cho những điều may mắn, hạnh phúc-Nguồn

Tháp Bà Ponagar: Lễ hội tháp Yang Po Nagar là một lễ hội của dân tộc Chăm ở Khánh Hòa, Việt Nam. Đây là lễ hội dân gian lớn nhất trong năm ở tỉnh Khánh Hòa để tưởng nhớ nữ thần Yang Po Inư Nagar - người đã có nhiều công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho mọi người-Nguồn

Trùm chăn: Lễ hội trùm chăn là lễ hội của người đồng bào dân tộc thiểu Hà Nhì đen. Đó là lễ hội cúng thần gió, thần đất, gọi là K'Hô Igià Igià-Nguồn

Trưởng thành: Nguồn

Xang khan: Lễ hội xăng khan là lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái. Một số nơi khác gọi là Kin chiêng boóc mạy, Hội Chá Chiêng... Mục đích và ý nghĩa của nó vẫn là ngày tạ ơn các ông mo đối với tổ tiên và những người thầy đã dạy cách bốc thuốc chữa bệnh cứu vớt chúng sinh. Là một lễ hội tín ngưỡng dân gian độc đáo của người Thái, góp phần thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhất là văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Thái nói riêng.

Năm 2017, Lễ hội Xăng khan của người Thái tại xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa và tại 7 huyện miền tây Nghệ An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia-Nguồn

Xên bản, xên mường: Lễ hội xên bản, xên mường hay lễ hội cầu an (tiếng Thái: เสนบ้าน เสนเมือง, ... là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái Đen, Tây Bắc và Thái Lan, cúng người lập nên bản làng. Tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra Mường - cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống, cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc-Nguồn

Xen pang ả: Lễ hội xen pang ả là một lễ hội của đồng bào dân tộc Kháng. Do Pa ả (thầy cúng) tổ chức. Trong các bản có một Pa ả chuyên làm việc cúng lễ cho người bản địa. Pa ả là người trí tuệ xúc cảm, thuộc nhiều bài cúng và biết cách chữa bệnh thông thường, biết một số ảo thuật và biết nhiều điều mà người khác không biết. Có thể gọi họ là những trí thức dân gian, họ rất có uy tín, được người bản địa tin và làm theo-Nguồn

Xíp xí: Lễ hội Xíp xí hay Tết xíp xí của người Thái, người Kháng tại vùng Tây Bắc. Một phong tục giống như lễ rằm tháng 7 âm lịch của người Kinh, thể hiện tình yêu quê hương, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình và nhớ công ơn người khai phá tạo mường, lập bản và ăn uống, vui chơi văn hóa văn nghệ. Theo quan niệm người Thái, người chết thì hồn bay về trời. Cuộc sống nơi trần gian của con người được tổ tiên, thần sông, thần núi che chở nên họ rất coi trọng thờ cúng. Tập tục sinh hoạt và yếu tố sản xuất là cơ sở hình thành nên quan niệm về Tết Xíp Xí ngày 14 tháng 7 âm lịch-Nguồn   

Xòe chiêng: Lễ hội xòe chiêng là một lễ hội của đồng bào dân tộc Thái, là một trong những lễ hội ngày xuân về trên các bản làng-Nguồn 

 Nguồn - 36pho.com

Bình luận của bạn

Tin khác